Cuộc đời và sự nghiệp Bà_Triệu

Chống Tần (218-208 TCN)Chống Triệu (179 TCN)Chống Tây Hán (111 TCN)Chống Đông Hán (40-43)Chống Đông Ngô (248)Chống Lưu Tống (468)Chống Lương (542-550)Chống Đường lần 1 (687)Chống Đường lần 2 (722)Chống Đường lần 3 (791)Chống Nam Hán lần 1 (930-931)Chống Nam Hán lần 2 (938)Chống Tống lần 1 (981)Chống Tống lần 2 (1077)Chiến tranh Nguyên Mông – Đại Việt * (Chống Nguyên-Mông lần 1 (1258)Chống Nguyên-Mông lần 2 (1285)Chống Nguyên-Mông lần 3 (1287-1288)) • Chống Minh lần 1 (1406-1407)Chống Minh lần 2 (1407-1413)Chống Minh lần 3 (1418-1427)Chống quân Xiêm (1785)Chống Thanh (1788-1789)Chống Pháp lần 1 (1858-1884)Chống Nhật (1940-1945)Chống Pháp lần 2 (1945-1954)Chống Mỹ (1954-1975)
Tượng Bà Triệu tại đền thờ trên núi Nưa thuộc thị trấn Nưa huyện Triệu Sơn tỉnh Thanh Hóa.

Bà Triệu sinh ngày 2 tháng 10 năm Bính Ngọ (8 tháng 11 năm 226)[3] tại miền núi Quan Yên (hay Quân Yên), quận Cửu Chân, nay thuộc làng Quan Yên (hay còn gọi là Yên Thôn), xã Định Tiến, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa.

Thuở nhỏ cha mẹ đều mất sớm, Bà Triệu đến ở với anh là Triệu Quốc Đạt, một hào trưởng[4] ở Quan Yên.

Lớn lên, bà là người có sức mạnh, giỏi võ nghệ, lại có chí lớn. Đến độ 20 tuổi gặp phải người chị dâu (vợ ông Đạt) ác nghiệt,[5] bà giết chị dâu rồi vào ở trong núi Nưa (nay thuộc các thị trấn Nưa huyện Triệu Sơn, xã Mậu Lâm huyện Như Thanh, xã Trung Thành huyện Nông Cống, Thanh Hóa), chiêu mộ được hơn ngàn tráng sĩ.

Năm Mậu Thìn (248), thấy quan lại nhà Đông Ngô (Trung Quốc) tàn ác, dân khổ sở, Bà Triệu bèn bàn với anh việc khởi binh chống lại. Lúc đầu, anh bà không tán thành nhưng sau chịu nghe theo ý kiến của em.

Từ hai căn cứ núi vùng Nưa và Yên Định, hai anh em bà dẫn quân đánh chiếm quận lỵ Tư Phố[6] nằm ở vị trí hữu ngạn sông Mã. Đây là căn cứ quân sự lớn của quan quân nhà Đông Ngô trên đất Cửu Chân, đứng đầu là Tiết Kính Hàn. Thừa thắng, lực lượng nghĩa quân chuyển hướng xuống hoạt động ở vùng đồng bằng con sông này.

Đang lúc ấy, Triệu Quốc Đạt lâm bệnh qua đời.[7] Các nghĩa binh thấy bà làm tướng có can đảm, bèn tôn lên làm chủ. Bà đã phối hợp với ba anh em họ Lý ở Bồ Điền đánh chiếm các vùng đất còn lại ở phía Bắc Thanh Hóa ngày nay, đồng thời xây dựng tuyến phòng thủ từ vùng căn cứ Bồ Điền đến cửa biển Thần Phù (Nga Sơn, Thanh Hoá) để ngăn chặn viện binh của giặc Ngô theo đường biển tấn công từ phía Bắc. Khi ra trận, Bà Triệu mặc áo giáp vàng, đi guốc ngà, cài trâm vàng, cưỡi voi trắng một ngà[8] và được tôn là Nhụy Kiều tướng quân. Quân Bà đi đến đâu cũng được dân chúng hưởng ứng, khiến quân thù khiếp sợ. Phụ nữ quanh vùng thúc giục chồng con ra quân theo Bà Triệu đánh giặc. Để chia rẽ nghĩa quân, giặc đã xảo quyệt phong cho Bà Triệu đến chức Lệ Hải Bà Vương (nữ vương xinh đẹp của vùng ven biển), song Bà không một chút xao động. Để mua chuộc Bà Triệu, giặc bí mật sai tay chân thân tín tới gặp và hứa sẽ cung cấp cho Bà thật nhiều tiền bạc, song, Bà cũng chẳng chút tơ hào. Sau nhiều trận trực tiếp đối địch và cũng là hơn nhiều trận liên tiếp chịu nhiều thất bại đau đớn, hễ nghe tới việc phải đi đàn áp Bà Triệu là binh lính giặc lại lo lắng đến kinh hồn bạt vía. Tương truyền, quân Ngô khiếp uy dũng của Bà Triệu nên phải thốt lên rằng:

Hoành qua đương hổ dị,

Đối diện Bà vương nan.

Dịch:

Múa giáo đánh cọp dễ,

Đối mặt Vua Bà thì thực khó.

Được tin cuộc khởi nghĩa lan nhanh,[9] vua Ngô là Tôn Quyền liền phái tướng Lục Dận (cháu của Lục Tốn), sang làm Thứ sử Giao Châu, An Nam hiệu úy, đem theo 8.000 quân sang đàn áp cuộc khởi nghĩa. Đến nơi, tướng Lục Dận liền dùng của cải mua chuộc một số lãnh tụ địa phương để làm suy yếu và chia rẽ lực lượng nghĩa quân.

Những trận đánh ác liệt đã diễn ra tại căn cứ Bồ Điền.[10] Song do chênh lệch về lực lượng và không có sự hỗ trợ của các phong trào đấu tranh khác nên căn cứ Bồ Điền bị bao vây cô lập, và chỉ đứng vững được trong hơn hai tháng.

Đền Bà Triệu tại xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa.

Theo Trần Trọng Kim trong Việt Nam sử lược, bà chống đỡ với quân Đông Ngô được năm, sáu tháng thì thua. Bà Triệu đã tuẫn tiết trên núi Tùng (xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa) vào năm Mậu Thìn (248), lúc mới 23 tuổi.[11] Có giai thoại nói rằng tướng giặc lợi dụng việc phận nữ nhi đã truất bỏ y phục trên người khiến Bà Triệu từ đó xấu hổ mà dẫn đến tự tử.

Nước Việt lại bị nhà Đông Ngô đô hộ cho đến 265.[12].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Bà_Triệu http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/sach/dvs... http://id.loc.gov/authorities/names/n99265908 http://web.archive.org/web/20070926234754/http://w... http://www.coltech.vnu.edu.vn/ccne/index.php?optio... http://haugiang.gov.vn http://www.quan8.hochiminhcity.gov.vn/DetailNews.a... http://bachkhoatoanthu.vass.gov.vn/noidung/tudien/... http://quehuongonline.vn/VietNam/Home/Dat-nuoc-Con... http://www.thuvienphapluat.vn/archive/Quyet-dinh/Q... http://tuoitrethanhhoa.vn/NewsDetail/tabid/96/Menu...